Bạn lưu ý không mắc những lỗi sau khi xây, sửa nhà bếp:
1. Bếp nấu đặt cạnh bồn rửa bát
Do nhà chật hoặc chủ nhà khăng khăng muốn kê bếp hợp hướng của mình nên nhiều gia đình phạm lỗi nghiêm trọng khi bố trí bếp. Hai yếu tố nước – lửa để cạnh nhau sẽ không đảm bảo an toàn khi nấu nướng. Chủ nhà sẽ gặp nguy hiểm khi vừa rửa rau vừa bật bếp để nấu thức ăn và khó khăn khi có nhiều người cùng tham gia chuẩn bị đồ ăn.
Theo Akitchen, nhiều gia đình thường bố trí bếp và bàn ăn gần nhau, sử dụng nguồn đèn có một công tắc duy nhất. Muốn cho không khí bàn ăn ấm cúng hơn nên nhiều gia đình chọn đèn vàng sáng vừa phải. Tuy nhiên, khu vực bếp cần ánh sáng mạnh để thao tác được chuẩn xác, an toàn. Nếu có thể, bạn nên bố trí đèn theo khu vực với các công tắc riêng.2. Ánh sáng yếu ớt, mờ ảo
3. Bếp nấu ở gần vị trí có nhiều gió
Đa số các gia đình dùng bếp điện, bếp gas nhưng khu vực nhiều gió có thể khiến lửa, hơi nóng bị tạt vào trong phòng. Bạn nên đặt bếp ở nơi kín đáo, có máy hút mùi hoặc thông gió trên cao.
4. Cửa bếp nhìn thẳng vào WC
Dù hiện tại WC đã sạch sẽ hơn nhiều nhưng vẫn là nơi có nhiều luồng khí không tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, bạn nên hạn chế để khu vực vệ sinh và chế biến đồ ăn nằm trên một luồng thông gió.
5. Bếp không có máy hút mùi, thông gió
Hầu hết các món ăn châu Á, trong đó có Việt Nam, có nhiều mùi nên bạn nhất thiết phải bố trí các thiết bị hút mùi. Dù phòng có cửa sổ nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể mở cửa (mưa to, nắng gắt).
6. Tủ lạnh để cạnh bếp nấu, bồn rửa
Những chiếc tủ bảo quản đồ ăn thường được cắm điện hoạt động suốt ngày đêm. Bởi vậy, bạn cần bố trí tủ lạnh ở những nơi khô ráo, an toàn; tránh xa nguồn nước và nguồn nhiệt.